Value Proposition là một thuật ngữ không còn mới trong bất cứ chiến lược marketing nào. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Vậy Value Proposition là gì? Và lợi ích mà mà Value Proposition mang lại cho các chiến dịch marketing? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này của Terus.
Value Proposition hay còn gọi là tuyên bố giá trị, chính là những lời hứa và cam kết về lợi ích kinh doanh, lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra. Dựa vào đó người dùng có thể đặt niềm tin và chọn mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp theo từng phân khúc thị trường khác nhau.Tuyên bố này được đưa ra để giúp các doanh nghiệp giải thích, tóm tắt lý do tại sao người dùng cần phải mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do để khách hàng đặt niềm tin và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp này, chứ không phải là sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Trong bất kỳ một chiến lược marketing nào của doanh nghiệp, thì Value Proposition luôn được xem là yếu tố cốt lõi và không thể thiếu. Terus sẽ liệt kê cho bạn thấy được tầm quan trọng của Value Proposition với các doanh nghiệp:
Một Value Proposition tốt và chất lượng chinh phục được trái tim của mọi khách hàng phải đảm bảo được các tiêu chí sau đây:
Chắc chắn không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai Value Proposition hiệu quả, và các Value Proposition này sẽ được gọi là Value Proposition tồi. Hãy cùng Terus điểm qua xem thế nào là một Value Proposition không đem lại hiệu quả:
Với tính chất đặc trưng giống với câu châm ngôn để truyền tải thông điệp, vậy nên có rất nhiều người đã nhầm lẫn Value Proposition là Slogan hoặc Tagline được sử dụng trong quá trình truyền thông với mục đích xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên đây là sự nhầm lẫn bởi Value Proposition và Slogan, Tagline là những khái niệm tách biệt, hoàn toàn khác nhau.Bản chất của Value Proposition là cam kết về giá trị và lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ có thể mang tới cho khách hàng.Trong khi đó, Slogan thường mang tính mô tả về tính chất một thương hiệu hoặc một lời hứa, giá trị cốt lõi, phương hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Còn Tagline là những câu nói dùng để định vị sản phẩm và nhấn mạnh sứ mệnh, mục đích hoặc đặc trưng của doanh nghiệp.Tuy nhiên sẽ có một số doanh nghiệp có thể sử dụng Value Proposition để làm Slogan hoặc Tagline nếu cảm thấy phù hợp. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp rạch ròi và tách biệt 3 yếu tố này.
Xây dựng Value Proposition giúp đem lại những giá trị và lợi ích về các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Tuy nhiên để có thể tạo được một Value Proposition hiệu quả, chất lượng thì các doanh nghiệp cần phải triển khai các bước sau đây:
Dựa vào các hành vi thu thập dữ liệu để xác định các vấn đề hiện tại mà khách hàng đang gặp phải, nhu cầu mà khách hàng mong muốn trong tương lai. Họ mong muốn điều gì từ những sản phẩm, dịch vụ? Họ cần sản phẩm, dịch vụ giải quyết những vấn đề nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ?Để làm được điều này các doanh nghiệp sẽ tiến hành làm bản khảo sát, tiến hành phỏng vấn hoặc gọi điện chăm sóc khách hàng. Từ đó giúp thu thập thông tin và biết được nhu cầu hiện tại của người dùng. Cuối cùng tổng hợp những dữ liệu này và tạo ra một Value Proposition mang lại giá trị tốt nhất, thu hút được lượng khách hàng tiềm năng nhanh chóng.Hãy chú ý tới những keyword - cụm từ khách hàng thường nhắc tới nhất. Đó có thể là điểm giúp kết nối khách hàng với tuyên bố giá trị của thương hiệu.
Điều quan trọng của một Value Proposition hiệu quả là các tuyên bố về lợi ích hay giá trị phải rõ ràng và thỏa mãn được nhu cầu mong đợi của khách hàng. Các doanh nghiệp nên liệt kê các lợi ích về sản phẩm, dịch vụ sau đó tiến hành chọn ra lợi ích chính tập trung vào nhu cầu khách hàng. Hãy trả lời những câu hỏi sau trong quá trình này:
Các tuyên bố về lợi ích hay giá trị của doanh nghiệp thông thường chỉ dao động trong từ 2 tới 3 câu. Chúng không nên quá dài nhưng phải đủ ý và phục vụ được mục đích của doanh nghiệp.
Thông thường khi tiếp xúc với các lợi ích mà doanh nghiệp đưa ra, khách hàng thường cảm thấy họ đang cường điệu hóa sản phẩm, dịch vụ của mình. Chính vì vậy sau khi đã cam kết giá trị, doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào những giá trị cụ thể của sản phẩm, dịch vụ và đảm bảo lợi ích vật chất lẫn tinh thần cho khách hàng.Và đặc biệt không nên sử dụng những ngôn từ sáo rỗng hoặc cường điệu quá mức khi nói về giá trị sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng những lợi ích này đã thực sự giải quyết vấn đề của khách hàng. Nếu không, Value Proposition có thể dẫn tới những nguy hiểm ngầm dành cho thương hiệu.
Đây là bước cuối cùng trong tạo một Value Proposition chất lượng nhưng cũng là bước quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần phải chú ý. Tạo sự khác biệt cho Value Proposition không chỉ giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn, mà còn giúp tránh được các đe dọa bởi các sản phẩm cùng ngành của đối thủ cạnh tranh.Để làm được điều này, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh. Chỉ khi nắm rõ về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ, những điểm mạnh - điểm yếu là cơ sở giúp bạn tạo sự khác biệt để thuyết phục khách hàng.
Để đưa ra một Value Proposition tốt, các doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng mục tiêu, hiểu rõ những tác động thúc đẩy họ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp mình mà không phải mua sản phẩm của doanh nghiệp đối thủ.Dưới đây là 5 thương hiệu lớn, nổi tiếng toàn cầu đã sử dụng Value Proposition hiệu quả cho doanh nghiệp của mình:
Airbnb cung cấp một nền tảng giúp khách du lịch tìm được chỗ ở độc đáo, mang đến trải nghiệm sống như người bản địa thay vì lựa chọn các khách sạn truyền thống.Giá trị cốt lõi của Airbnb nằm ở sự đa dạng về chỗ ở, từ những căn hộ nhỏ cho đến các biệt thự cao cấp, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với ngân sách.Ngoài ra, nền tảng này tạo ra một môi trường kết nối, nơi khách có thể giao lưu với chủ nhà và trải nghiệm văn hóa bản địa một cách chân thực. Để đảm bảo niềm tin và an toàn, Airbnb phát triển hệ thống đánh giá minh bạch, xác minh danh tính và chính sách bảo vệ quyền lợi cho cả chủ nhà và khách thuê.
Tesla không chỉ đơn thuần là một hãng xe hơi mà còn tiên phong trong lĩnh vực năng lượng bền vững. Công ty tập trung vào việc cung cấp phương tiện giao thông chạy điện với hiệu suất cao, khả năng tăng tốc mạnh mẽ, đồng thời giảm thiểu khí thải ra môi trường.Tesla cũng tạo ra hệ sinh thái công nghệ với các sản phẩm như pin năng lượng mặt trời và trạm sạc điện, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận năng lượng tái tạo. Bằng cách kết hợp giữa thiết kế đẳng cấp, công nghệ tiên tiến và giá trị môi trường, Tesla đã thay đổi cách thế giới nhìn nhận về xe điện, biến nó từ một sản phẩm xa xỉ thành một xu hướng tất yếu.
Spotify mang đến một nền tảng phát nhạc trực tuyến giúp người dùng tiếp cận hàng triệu bài hát mà không cần tải về, thay đổi hoàn toàn cách mọi người nghe nhạc.Giá trị cốt lõi của Spotify nằm ở sự cá nhân hóa, với thuật toán thông minh giúp đề xuất danh sách nhạc dựa trên sở thích của từng người dùng. Ngoài ra, dịch vụ freemium (miễn phí kèm quảng cáo hoặc trả phí để có trải nghiệm không gián đoạn) giúp Spotify tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, từ người nghe phổ thông đến những người yêu âm nhạc chuyên sâu.Khả năng kết nối với nhiều thiết bị, từ điện thoại, laptop đến ô tô và loa thông minh, cũng là một lợi thế giúp Spotify duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp âm nhạc số.
Netflix đã thay đổi hoàn toàn cách mọi người xem phim và chương trình truyền hình, loại bỏ sự phụ thuộc vào TV truyền thống và rạp chiếu phim.Giá trị cốt lõi của Netflix nằm ở sự tiện lợi, cho phép người dùng xem nội dung yêu thích mọi lúc, mọi nơi trên nhiều thiết bị khác nhau. Ngoài ra, Netflix đầu tư mạnh vào sản xuất nội dung gốc (Netflix Originals) với chất lượng cao, từ đó tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ.Công nghệ đề xuất nội dung thông minh dựa trên hành vi xem của từng người dùng cũng giúp cá nhân hóa trải nghiệm, giữ chân khách hàng lâu dài.
Nike không chỉ là một thương hiệu giày thể thao mà còn đại diện cho phong cách sống và tinh thần thể thao mạnh mẽ. Giá trị cốt lõi của Nike nằm ở sự kết hợp giữa công nghệ, thiết kế và cảm hứng.Công ty không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng cao mà còn tạo ra động lực cho người tiêu dùng với thông điệp "Just Do It" - khuyến khích mọi người vượt qua giới hạn của bản thân.Nike cũng xây dựng hệ sinh thái với ứng dụng Nike Run Club, các chương trình huấn luyện và những chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, giúp khách hàng cảm thấy gắn kết với thương hiệu như một phần của cộng đồng thể thao toàn cầu.Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ được Value Proposition là gì, cũng như lợi ích mà Value Proposition mang lại cho các doanh nghiệp.