16 Feb

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khách hàng ngày nay càng quan tâm nhiều hơn đến những đánh giá và phân tích của khách hàng khác trước khi họ quyết định mua một sản phẩm. Doanh nghiệp, dù kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ, luôn cần nâng cao kỹ thuật để không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm.Có rất nhiều cách để thực hiện được điều này, nhưng một trong số đó là testimonial - chứng thực khách hàng được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào chiến lược marketing như một công cụ hỗ trợ hiệu quả. Vậy testimonial là gì? Cách sử dụng testimonial hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Terus.

I. Testimonial là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản thì Testimonial là những phản hồi, đánh giá, feedback của khách hàng sau khi đã trải nghiệm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của Testimonial chính là tạo ra được những khách hàng tiềm năng cho nhóm kinh doanh bán hàng, đồng thời có thể xây dựng được mối quan hệ mật thiết hơn với người dùng.Để làm được điều này, nhóm tiếp thị và dịch vụ chăm sóc khách hàng cần tận dụng đánh giá tích cực như một công cụ tạo sự hấp dẫn, giúp các đại diện bán hàng dễ dàng thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, chuyển đổi khách hàng tiềm năng không nên là mục tiêu duy nhất của Testimonial. Các bài đánh giá tích cực sẽ không thể được tạo ra nếu công ty chỉ tập trung vào chuyển đổi và toàn lực hơn là trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, nếu không có những bài đánh giá tốt, bạn sẽ không thể tạo ra nội dung hấp dẫn để thu hút người xem tiềm năng.

II. Cách thu hút khách hàng tiềm năng nhờ Testimonial

Sử dụng bằng chứng xã hội

Dù đang hoạt động hay đang theo học kinh doanh thì bạn sẽ dễ nhận thấy, không có chiến lược truyền thông nào tạo sự thu hút mạnh mẽ hơn các bằng chứng xã hội. Nếu như bạn chưa làm điều này thì cần phải nên thử nó.Để áp dụng phương pháp này hiệu quả, bạn phải xác định được mười khách hàng sinh lời cao nhất, duy trì mối quan hệ với họ và hỏi họ nói gì về những trải nghiệm thực tế mà họ đã có khi sử dụng hàng hóa và dịch vụ của công ty bạn.Sau đó, tìm cách để biến những câu chuyện đó thành lời chứng thực hoặc nghiên cứu điển hình để biến nó thành những ví dụ điển hình mình chứng cho khách hàng tiềm năng trong tương lai thấy. Bằng chứng xã hội chính là sức mạnh của đám đông nên vì vậy, bạn cần phải đảm bảo rằng mình nhận được nhiều đánh giá khác nhau từ nhiều khách hàng cảm thấy thật sự hài lòng về sản phẩm của doanh nghiệp mà bạn chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, website của doanh nghiệp.

Sử dụng nội dung trực quan

Bằng cách cung cấp cho khách hàng những video và hình ảnh chân thực, rõ nét về trải nghiệm của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, những đánh giá và phản hồi của họ sẽ làm cho nó hấp dẫn và thu hút hơn. Để cung cấp cho khách hàng trung thành minh chứng rõ ràng và cụ thể, hãy tận dụng thời gian quay video và nhận xét tích cực. Điều này sẽ thu hút khách hàng tiềm năng.Cho dù bạn sáng tạo ra video riêng bằng một vài thiết bị và phần mềm chuyên dụng hay thuê từ một công ty sản xuất chuyên nghiệp thì hãy đảm bảo video sẽ được đăng tải ở những phương tiện truyền thông khác nhau như Youtube, websitemạng xã hội theo một cách bắt mắt và độc đáo nhất.

Làm cho lời nhận xét đáng tin cậy hơn

Bằng cách tìm kiếm "người thật việc thật", bạn có thể tăng cường sự tin tưởng vào các đánh giá và nhận xét về chất lượng sản phẩm. Những nhân chứng thật như thế sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc khách hàng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ vì những vị khách mới thường không có thời gian để liên hệ trực tiếp với những người đưa ra nhận xét.

Tận dụng đám đông

Một cách khá hay đó là bạn thậm chí có thể biến câu chuyện thành công của một khách hàng cảm thấy hài lòng về các sản phẩm/ dịch vụ của công ty mình thành một bài thuyết trình trong các sự kiện của doanh nghiệp. Nếu công ty của bạn tham dự vào các triển lãm thương mại, hội nghị hay sự kiện nào thì hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn một câu chuyện hấp dẫn về khách hàng để kể, điều nó cũng như là một chiêu trò mẹo để bán hàng.Cho dù người kể là lãnh đạo của công ty, hay người quản lý thành công, hoặc là chính những vị khách vui vẻ thì hãy kể những câu chuyện đó theo nhiều cách nhất có thể trước toàn thể khách hàng tiềm năng càng tốt.

III. Lợi ích của testimonial đối với doanh nghiệp

Theo thống kê từ Adobe, có đến 40% doanh thu của một doanh nghiệp là từ các khách hàng hiện tại. Điều này có nghĩa là việc quan tâm, chú trọng đến những trải nghiệm của khách hàng đang sử dụng sản phẩm chính là một trong những cách giúp doanh nghiệp bảo toàn doanh thu của mình ổn định.Vì thế, Testimonial được xem như mối dây liên kết, là “hòm thư góp ý “ của doanh nghiệp dành cho các khách hàng của mình.Mọi khách hàng đều mong muốn rằng ý kiến đóng góp của họ được doanh nghiệp lắng nghe và trân trọng khi họ "bỏ công" để đánh giá và nhận xét bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào. Testimonial cũng được nhiều công ty chú ý. Nó thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với khách hàng. Tất nhiên, hành động phải đi kèm với lời nói; tôn trọng còn có nghĩa là bạn thực sự quan tâm đến những ý kiến của họ để cải thiện và thay đổi theo thị hiếu của khách hàng.Nhờ đó mà con đường xây dựng mối quan hệ trung thành và tin tưởng nơi khách hàng của bạn sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Cung cấp các thông tin hữu ích đến khách hàng

Theo Bright Local - một website chuyên về các công cụ hỗ trợ tiếp thị online cho biết, có đến 84% khách hàng truy cập trang web thường có xu hướng tin tưởng vào những đánh giá trực tuyến hoặc đề xuất từ bạn bè, người thân xung quanh.Theo đó, lời bày tỏ là một cách tuyệt vời để cung cấp thông tin hữu ích cho những người mua tiềm năng của mình. Sẽ thật tuyệt vời nếu những đánh giá tích cực của khách hàng cũ được hiển thị trực tiếp trên trang web mà bất kỳ người truy cập nào có thể truy cập để tham khảo và tìm kiếm.Và nhờ vào chính những đánh giá khách quan của “người có kinh nghiệm” đi trước về sản phẩm sẽ là nguồn để bạn cung cấp thông tin, gián tiếp PR sản phẩm/ dịch vụ nhanh chóng cho khách hàng mà không gây yếu tố phản cảm như kiểu quảng cáo.Cũng vậy, việc trình bày và hiển thị những chia sẻ chân thực từ nhiều người đi trước cũng sẽ dễ gây được thiện cảm và niềm tin nơi khách hàng tiềm năng để họ dễ dàng chuyển đổi hơn.

Thúc đẩy các thay đổi tích cực trong doanh nghiệp

Thật vậy, trách nhiệm của bạn là người bán hàng là lắng nghe khách hàng để hiểu nhu cầu của người mua. Ngoài ra, đánh giá là một phương pháp hiệu quả để hiểu được nhu cầu của khách hàng.Xem xét xem sản phẩm của mình có bất kỳ lỗi nào không. Sự khác biệt giữa sản phẩm của mình và nhu cầu của khách hàng thực tế là gì? Tất cả những điều này sẽ giúp các công ty cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ chăm sóc khách hàng.Chưa kể đến việc dựa theo sự đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng mà bạn còn có thể lên kế hoạch cho các sản phẩm tiếp theo, đánh mạnh vào tâm lý thị hiếu của thị trường. Đây sẽ là một cách hoàn hảo giúp bạn gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.

IV. Cần lưu ý những gì khi sử dụng Testimonial

Chỉ việc hiểu rõ Testimonial là gì thôi vẫn chưa đủ mà bạn còn phải lưu ý một điểm quan trọng sau khi muốn sử dụng Testimonial hiệu quả.

Đúng lúc, đúng thời điểm, nhưng phải đúng cách

Không phải cứ việc đăng nhận xét của khách hàng lên fanpage hay website là doanh nghiệp đã có thể tạo dựng được niềm tin để thu hút khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, việc sử dụng Testimonial được xem như một kiểu chiến lược marketing thực sự nếu bạn muốn thu hoạch được hiệu quả tối ưu nhất từ cách thức này.Dựa trên điều này, hãy xem xét những ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty như thế nào để nâng cao danh tiếng của thương hiệu. Ngoài ra, việc lựa chọn vị trí và thời điểm phù hợp cho những nhận xét chứng thực của khách hàng cũng cần được xem xét.Đó có thể là vị trí thuận tiện để khách hàng dễ nhìn thấy tham khảo hoặc đó là những nhận xét cụ thể về chi tiết dịch vụ của bạn

Chọn công cụ tạo Testimonial thích hợp

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp để tạo Testimonial như Testimonials Widget, Kudobuzz Testimonial Widget, Easy Testimonials…Trong đó, mỗi một công cụ sẽ có những đặc điểm nổi bật riêng như:

  • Testimonials Widget bên cạnh phiên bản nâng cao còn cung cấp thêm những bản miễn phí cho phép hiển thị nhận xét của khách hàng theo cách ngẫu nhiên hay cụ thể
  • Kudobuzz Testimonial Widget sẽ giúp thu thập được toàn bộ các nhận xét của khách hàng từ mọi nguồn thông tin như Facebook, Emails, Blogs,….

Từ đó, bạn cần lựa chọn công cụ Testimonial phù hợp nhất với doanh nghiệp mình tùy theo nhu cầu và mục đích của nó.Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây trong bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về testimonial là gì cũng như những lợi ích của chúng và cách sử dụng chúng hiệu quả nhất để áp dụng chúng cho công ty của mình. 

FAQ - Giải đáp thắc mắc liên quan đến testimonail

1. Testimonial nghĩa là gì?

Testimonial (Khách hàng chứng thực) được hiểu đơn giản là những phản hồi, đánh giá, nhận xét feedback của khách hàng sau khi đã trải nghiệm, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

2. Consumer testimonial là gì?

Đây là loại testimonial cơ bản và phổ biến nhất, đến từ những người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Những phản hồi này thường cung cấp cái nhìn chân thực về trải nghiệm của khách hàng và lý do họ hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING