Remarketing là phương pháp tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng tiềm năng, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng lợi nhuận. Vậy Remarketing là gì? Phương pháp remarketing hiệu quả gồm những gì? Bài viết này của Terus sẽ giải đáp cho bạn những thông tin chính về Remarketing.
Remarketing là hàng động gợi ý, nhắc nhở khách hàng hoàn thành các hành động đột ngột bị dừng khi đang thao tác như: thanh toán giỏ hàng, mua sản phẩm trong mục yêu thích,…Phương pháp Remarketing thường được sử dụng nhiều nhất trong Email Marketing và cả khi Upsell – Bán sản phẩm giá cao hơn và Cross sell – Bán các sản phẩm có liên quan sản phẩm đã mua. Remarketing vừa giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, vừa giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm khi mua hàng.Ở các giai đoạn sau khi mua hàng, Remarketing giúp tạo ra mối quan hệ duy trì lâu dài, bền vững với khách hàng bằng việc đóng góp trong giai đoạn chăm sóc và tư vấn khách hàng sau giai đoạn sử dụng sản phẩm.Ví dụ: Theo trải nghiệm của Terus, sàn thương mại điện tử có quy trình Remarketing tốt nhất chính là Shopee.Khi bạn lướt qua các sản phẩm trên sản của shopee, bạn thấy ưng ý và muốn mua một vài sản phẩm, bạn thực hiện hành động thêm vào giỏ hàng sau đó thoát ra. Chỉ trong 2 ~ 3 ngày sau bạn sẽ nhận được cả thông báo và email nhắc nhở bạn rằng: “Bạn còn quên hàng trong giỏ hàng hãy thanh toán ngay”. Ngoài ra, để tăng thêm tỷ lệ mua hàng, shopee cũng gửi thêm cho bạn những voucher giảm giá, freeship,…
Thực tế cho thấy, chỉ một phần nhỏ khách hàng quyết định mua hàng ngay lập tức sau khi thêm sản phẩm vào giỏ hàng. Remarketing chính là giải pháp giúp "đẩy" những khách hàng còn lại hoàn tất hành trình mua sắm. Với khả năng tiếp cận lại những người đã có ý định mua hàng, Remarketing giúp tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi, mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt.
Terus sẽ liệt kê ra cho bạn những lợi ích Remarketing mang lại cho doanh nghiệp:
Việc triển khai các chiến dịch Remarketing, giúp doanh nghiệp xuất hiện được nhiều lần hơn trước khách hàng. Việc khách hàng luôn nhìn thấy các thông báo và bài quảng cáo của bạn khắp nơi họ lượt qua, xây dựng khả năng nhận thức về thương hiệu của bạn rất mạnh mẽ.
Theo số liệu thống kê mới nhất của ngành thương mại điện tử trong năm 2024, có đến 90% khách hàng vào website và sẽ thoát website ngay sau đó, chỉ có 40% khách hàng lựa chọn mua hàng sau đã vào website từ 4 ~ 5 lần. Để giữ lấy 60% còn lại, remarketing chính là phương pháp tiếp thị phù hợp nhất, giúp nhắc nhở người dùng liên tục về việc mua sản phẩm.
Remarketing giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập được các thông tin, đặc điểm,… của người dùng, giúp hỗ trợ cho các chiến dịch Marketing khác như SEO và SEM.Thông thường, remarketing – tiếp thị lại sẽ thu thập thông tin thông qua các công cụ như: Cookies, Server, Google Analytics 4(GA4), Google Tag Manager,… sẽ hỗ trợ ghi lại các hàng vi của khách hàng khi sử dụng website.
Để có một chiến lược tiếp thị lại thành công, cần phải tuân theo các phương pháp sau:
Chiến lược giảm giá trong các mùa sale đã trở thành một công cụ marketing hiệu quả, tận dụng tâm lý thích mua sắm với giá hời của người tiêu dùng.Việc cung cấp các mã giảm giá, dù không quá lớn, cũng đủ để kích thích nhu cầu mua sắm và giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng. Điều này chứng tỏ rằng, khách hàng thường sẵn sàng mua hàng khi cảm thấy mình đang được hưởng lợi và có một "phi vụ" mua sắm thật sự hời.
Một trong những cách hiệu quả để thực hiện tiếp thị lại là kích thích tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) của khách hàng.Bằng cách tạo ra những ưu đãi có giới hạn về thời gian như "Giảm giá sốc chỉ trong 24h" hoặc "Số lượng có hạn", chúng ta tạo ra cảm giác cấp bách, thúc đẩy khách hàng hành động ngay lập tức để không bỏ lỡ cơ hội sở hữu sản phẩm với mức giá ưu đãi.Ngoài ra, việc cá nhân hóa các thông điệp marketing, gửi email nhắc nhở hoặc thông báo qua các kênh trực tuyến cũng là cách hiệu quả để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Trong thời đại thông tin bùng nổ, người tiêu dùng ngày càng trở nên tinh vi và khó tính hơn. Thay vì những thông điệp quảng cáo dài dòng, hãy tập trung vào những giá trị cốt lõi và lợi ích thực sự mà sản phẩm mang lại. Một quảng cáo ngắn gọn, súc tích sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý và tăng khả năng thuyết phục khách hàng.
Đừng bó buộc sản phẩm trên 1 nền tảng quảng cáo, điều này làm bạn bỏ lỡ đi rất nhiều khách hàng tiềm năng ngoài kia. Hãy triển khai đồng loạt trên nhiều kênh như: Google Ads, Facebook Ads, Tiktok,… sẽ giúp chạm tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Nhiều website bán hàng thường mắc phải sai lầm khi quá lạm dụng chiến thuật bán chéo, khiến khách hàng cảm thấy phiền hà và rời bỏ trang web. Thay vì hiển thị tràn lan các sản phẩm không liên quan, hãy tập trung vào việc phân tích hành vi của khách hàng để đưa ra những gợi ý sản phẩm thật sự phù hợp với nhu cầu của họ. Khi khách hàng thấy lại quảng cáo về những sản phẩm mà họ đã quan tâm, họ sẽ có cảm giác được thấu hiểu và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn.