17 Feb

Bạn có bao giờ tò mò về bộ não của chiếc smartphone mình đang dùng không? Chắc chắn bạn đã nghe đến những cái tên như bộ vi xử lý, card đồ họa,... Nhưng có một bộ phận khác đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó chính là RAM. Vậy RAM là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Cùng Terus khám phá ngay nhé!

I. RAM là gì?

RAM là một bộ nhớ tạm giúp máy tính lưu trữ thông tin để thực hiện thành để CPU có thể truy xuất và xử lý các tác vụ của người dùng. Khi bạn tắt nguồn thì mọi dữ liệu trong RAM sẽ bị xóa sạch.

Cơ chế hoạt động của RAM

Mỗi khi bạn mở một ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính bảng, một chuỗi hoạt động phức tạp diễn ra bên trong thiết bị của bạn.1. Truy xuất dữ liệu: Khi bạn chạm vào biểu tượng ứng dụng, hệ thống sẽ tìm kiếm các file cài đặt của ứng dụng đó, thường được lưu trữ trong bộ nhớ trong của thiết bị. Những file này chứa tất cả các thông tin cần thiết để ứng dụng hoạt động.2. Load vào RAM: Sau khi tìm thấy, các file này sẽ được tải vào bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) của thiết bị. RAM hoạt động như một bộ nhớ tạm thời, cho phép CPU truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng.3. CPU xử lý: CPU (bộ xử lý trung tâm) sẽ đọc và xử lý các dữ liệu trong RAM. CPU thực hiện các phép tính, điều khiển các hoạt động của ứng dụng và hiển thị kết quả lên màn hình.4. Hiển thị giao diện: Những gì bạn nhìn thấy trên màn hình chính là kết quả của quá trình CPU xử lý dữ liệu và gửi tín hiệu đến màn hình để hiển thị.

II. Các thông số đo lường của RAM

Các thông số của RAM bao gồm dung lượng và bus RAM. Do đó, khi người dùng chọn mua RAM nâng cấp cho thiết bị, họ nên nghiên cứu bus RAM trước khi mua RAM để RAM có thể tương thích tốt nhất với main. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ cùng xem qua phần sau để biết thêm thông tin.

1. Bus RAM

Bạn có thể hình dung bus RAM như một con đường cao tốc, nơi dữ liệu di chuyển giữa bộ xử lý (CPU) và bộ nhớ RAM. Độ rộng của con đường này chính là bus RAM. Đường càng rộng, dữ liệu càng di chuyển nhanh.Tương tự như băng thông internet quyết định tốc độ tải xuống và tải lên của bạn, bus RAM quyết định tốc độ mà CPU có thể truy cập dữ liệu từ RAM. Bus RAM càng lớn, tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh, giúp máy tính hoạt động mượt mà hơn, đặc biệt khi thực hiện các tác vụ nặng như chơi game, chỉnh sửa video.Các loại RAM hiện tại: 

  • SDRAM: Đây là thế hệ RAM đầu tiên sử dụng đồng hồ xung nhịp để đồng bộ hóa việc truy xuất dữ liệu. Tuy nhiên, SDRAM đã dần lỗi thời và không còn được sử dụng rộng rãi.
  • DDR RAM: Là thế hệ RAM kế tiếp, DDR RAM có khả năng truyền dữ liệu gấp đôi so với SDRAM trong cùng một xung nhịp. Chính vì vậy, DDR RAM đã nhanh chóng thay thế SDRAM và trở thành chuẩn mực cho các máy tính hiện đại. Các phiên bản DDR phổ biến hiện nay bao gồm DDR2, DDR3, DDR4 và DDR5, mỗi phiên bản đều có tốc độ và hiệu năng cao hơn thế hệ trước.
  • DDR2: Là phiên bản nâng cấp của DDR, DDR2 có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể, hiện này được sử dụng trong các máy tính đời cũ.
  • DDR3: Là dòng ram đang được sử dụng rộng rãi, tốc độ cao.
  • RDRAM (Rambus Dynamic RAM): thường được gọi là Ram bus, được chế tạo theo kỹ thuật hoàn toàn mới so với các thế hệ trước.
  • DDR4: Tốc độ truyền tải đạt từ 2133-4266 MHz, dùng điện áp thấp hơn chỉ 1.2V. Giá DDR4 sẽ mắc hơn DDR3

Và tiếp tục sẽ có các DDR5, DDR6, và sự cải tiến dần lên và giá cũng sẽ cao hơn các đời cũ.

2. Dung lượng RAM 

Dung lượng RAM (Random Access Memory) ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác. RAM đóng vai trò như một bộ nhớ tạm thời, lưu trữ dữ liệu mà CPU đang xử lý.

III. Cấu tạo của RAM

Đối với RAM sẽ có cấu tạo như sau:

1. Bo mạch

Bo mạch sẽ bao gồm toàn bộ thành phần của RAM và giúp kết nối các thành phần bộ nhớ và máy tính.

2. Vi xử lí

Các hoạt động về bộ nhớ của SDRAM sẽ được đồng hóa với vi xử lý giúp đơn giản hóa việc điều khiển, bỏ bớt các tín hiệu dư thừa.

3. Ngân hàng bộ nhớ

Trên SDRAM sẽ có 2 hoặc nhiều ngân hàng thẻ nhớ giúp lưu trữ dữ liệu và các ngân hàng có thể truy cập chéo vào với nhau.

4. Chip SPD

Chip xác định sự hiện diện serial (SPD) trên bo mạch của SDRAM chứa thông tin về loại bộ nhớ, kích thước, tốc độ và thời gian truy cập. Khi máy tính khởi động, con chip này có thể truy cập thông tin này.Với SDRAM có chip SPD , thì sẽ có sẽ giúp chứ mọi thông tin về bộ nhớ, kích thước, thời gian. Con chip này cho phép truy cập vào máy tính trước khi cho thêm vào giỏi hàng.

5. Bộ đếm

Bộ đếm đóng vai trò theo dõi xác địa chỉ cục nhằm cải thiện tốc độ truy cập.

IV. RAM điện thoại có khác gì so với RAM laptop?

Do thiết kế và mục đích sử dụng khác nhau, RAM máy tính và RAM điện thoại khác nhau đáng kể, mặc dù cùng được gọi là RAM và có chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời để máy tính hoạt động trơn tru.

1. Kích thước và tiêu thụ năng lượng

  • RAM điện thoại: Được thiết kế nhỏ gọn và tiêu thụ ít điện năng để phù hợp với kích thước và thời lượng pin hạn chế của điện thoại.
  • RAM máy tính: Thường có kích thước lớn hơn và tiêu thụ nhiều điện năng hơn để đáp ứng nhu cầu xử lý của máy tính để bàn và laptop.

2. Cách thức lắp đặt

  • RAM điện thoại: Được gắn trực tiếp lên chip xử lý, vì vậy việc nâng cấp hoặc thay thế rất khó khăn và đòi hỏi kỹ thuật cao.
  • RAM máy tính: Được lắp vào các khe cắm trên bo mạch chủ, việc nâng cấp hoặc thay thế khá đơn giản.

3. Phân chia nhiệm vụ

  • RAM điện thoại: Thường được chia sẻ cho cả CPU và GPU (bộ xử lý đồ họa), điều này có nghĩa là RAM phải đảm nhiệm nhiều tác vụ cùng lúc.
  • RAM máy tính: Trong một số trường hợp, máy tính có thể trang bị thêm card đồ họa rời với RAM riêng, giảm tải cho RAM hệ thống.

V. RAM dung lượng bao nhiêu là đủ?

Việc lựa chọn dung lượng RAM phù hợp cho laptop phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu sử dụng của bạn; dung lượng RAM có thể dao động từ 2GB cho đến 16GB và thậm chí cao hơn.

  • RAM 2GB: Thích hợp cho các tác vụ cơ bản như lướt web, kiểm tra email, xem phim. Tuy nhiên, với các tác vụ nặng hơn như chơi game hoặc chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, 2GB RAM sẽ nhanh chóng trở nên hạn chế.
  • RAM 4GB: Đây là mức RAM phổ biến và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của phần lớn người dùng hiện nay. Với 4GB RAM, bạn có thể thoải mái làm việc với các ứng dụng văn phòng, lướt web, xem phim và chơi một số game nhẹ.
  • RAM 8GB trở lên: Dành cho những người có nhu cầu cao về hiệu năng, thường xuyên làm việc với các ứng dụng nặng như đồ họa, thiết kế, lập trình hoặc chơi game 3D. Dung lượng RAM lớn giúp máy tính chạy mượt mà hơn, giảm tình trạng giật lag và tăng tốc độ xử lý đa nhiệm.

Bài viết là tất cả các thông tin liên quan về RAM mà Terus muốn truyền tải đến cho bạn, cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết.

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING