13 Feb

Thương mại thương hiệu là một chiến lược tập trung vào việc duy trì và quảng bá hình ảnh thương hiệu một cách liên tục. Brand Marketing kể câu chuyện về thương hiệu và tạo sự kết nối cảm xúc với khách hàng thay vì chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm.Với sự xuất hiện của quá nhiều hàng hóa trên thị trường, 1 món đồ có khi đến 7 - 8 người bán. Sự quan trọng của thương hiệu được đặt lên trên hết, người dùng bây giờ sẽ ưa chuộng những sản phẩm đến từ các thương hiệu lên, Brand Marketing sẽ giúp bạn được ghi nhớ trong tâm trí khách hàng. Bài viết này Terus sẽ giải thích rõ cho bạn Brand Marketing là gì?

I. Brand Marketing là gì?

Brand Marketing là quá trình xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu trong khách hàng thay vì chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, dịch vụ. Brand Marketing hướng đến việc tạo ra một thương hiệu độc đáo, đáng nhớ và được khách hàng yêu thích.Như các doanh nghiệp lớn sẽ thường phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của mình nhưng vẫn mang trong mình đặc điểm của thương hiệu mẹ.

II. Sự khác nhau giữa Marketing, Brand Marketing và Trade Marketing 

Nếu giả thích cho từng phần sẽ khó hiểu và làm bạn rối, nên tôi sẽ kẻ bảng so sánh cho bạn, hãy theo dõi thông tin dưới đây:


MarketingBrand MarketingTrade Marketing
Định nghĩaCác hoạt động nhằm tạo ra nhận thức về sản phẩm/dịch vụ, thúc đẩy doanh sốXây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu, tạo ra giá trị và sự trung thành của khách hàngTập trung vào việc thúc đẩy bán hàng tại các điểm bán hàng, tạo mối quan hệ với nhà phân phối
Mục tiêuTăng doanh số, lợi nhuậnXây dựng thương hiệu mạnh, tạo lòng trung thành khách hàngTăng thị phần, tối ưu hóa trưng bày sản phẩm tại điểm bán
Hoạt động chínhQuảng cáo, PR, bán hàng, nghiên cứu thị trườngXây dựng nhận diện thương hiệu, quản lý danh tiếng, xây dựng trải nghiệm khách hàngKhuyến mãi, trưng bày sản phẩm, đào tạo nhân viên bán hàng, xây dựng mối quan hệ với nhà phân phối
Phạm viRộng, bao gồm nhiều hoạt động khác nhauHẹp hơn, tập trung vào việc xây dựng và quản lý thương hiệuHẹp hơn, tập trung vào các hoạt động tại điểm bán
Thời gianNgắn hạn và dài hạnChủ yếu là dài hạnNgắn hạn và trung hạn
Ví dụChiến dịch quảng cáo Tết, chương trình khuyến mãiXây dựng logoslogan, câu chuyện thương hiệu, tổ chức sự kiệnChương trình khuyến mãi tại điểm bán, đào tạo nhân viên bán hàng

III. Làm Brand Marketing là làm gì?

Vậy thật sự là làm Brand Marketing là làm cái gì? Để giải thích ra hết công việc thì sẽ rất nhiều nhưng sẽ phù hợp để giải thích cho bạn khi chia chức năng ra.Đối với công việc Brand Marketing sẽ có 2 nhóm tổ chức làm việc với nhau là: Nhân viên Brand Marketing và Brand Manager. Tôi sẽ đi chi tiết công việc của mỗi nhóm cho bạn dễ hiểu hơn.

1. Nhân viên Brand Marketing

Trong vai trò chuyên viên Brand Marketing, bạn sẽ là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của công ty. Công việc của bạn bao gồm:

  • Nghiên cứu thị trường: Phân tích đối thủ, khách hàng để đưa ra những insight sâu sắc, từ đó đề xuất các chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả.
  • Quản lý ngân sách: Theo dõi và báo cáo chi tiêu cho các hoạt động marketing, đảm bảo ngân sách được sử dụng tối ưu.
  • Xây dựng nhận diện thương hiệu: Thiết kế và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm logo, slogan, màu sắc, hình ảnh...
  • Quản lý truyền thông: Quản lý và vận hành các kênh truyền thông xã hội, website, xây dựng nội dung hấp dẫn để tăng tương tác với khách hàng.
  • Hợp tác với các bên liên quan: Làm việc với các đơn vị truyền thông, báo chí để thực hiện các chiến dịch marketing.

2. Brand Manager

Vai trò của Brand Manager trong việc định hình và phát triển thương hiệuBrand Manager đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Cụ thể, họ sẽ:

  • Lãnh đạo chiến lược: Xây dựng và định hướng chiến lược phát triển thương hiệu dài hạn. Lên kế hoạch, phân tích và đưa ra quyết định cuối cùng cho các hoạt động liên quan đến thương hiệu. Báo cáo trực tiếp kết quả hoạt động lên ban giám đốc và các đối tác.
  • Quản lý thực thi: Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược phù hợp. Lập kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ và theo dõi tiến độ thực hiện. Điều phối công việc giữa các phòng ban và đối tác.
  • Quản lý tài chính và nhân sự: Quản lý hiệu quả ngân sách dành cho hoạt động thương hiệu. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp.

Trọng trách của một Brand Manager là rất lớn, họ phải chủ động trong mọi việc đặt biệt là các nguồn tin về thương hiệu. Bạn cũng hiểu được sức ảnh hưởng của những bài viết tiêu cực hiện này rồi! Chúng có thể hủy hoại 1 thương hiệu chục năm chỉ trong 1 đêm.Việc xây dựng thương hiệu là một hoạt động tuyệt vời nhưng đối mặt với nhiều rủi ro và đòi hỏi nhân viên có kinh nghiệm và phản ứng nhanh chóng. Nếu bạn đang muốn xây dựng thương hiệu nhưng chưa có đội ngũ thì Terus sẽ là người giúp mọi người biết đến thương hiệu của bạn!Bạn có thể tham khảo dịch vụ Digital Marketing tổng thể tại Terus để hiểu rõ hơn!

IV. Các bước tạo Brand Marketing hiệu quả

1. Xây dựng mục tiêu thương hiệu

Để tạo dựng một thương hiệu mạnh mẽ và khác biệt, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Đối tượng khách hàng: Ai là những người bạn muốn tiếp cận? Họ có những đặc điểm gì?
  • Giá trị cốt lõi: Điều gì làm cho thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt và đáng tin cậy?
  • Cảm xúc: Thương hiệu của bạn muốn truyền tải cảm xúc gì đến khách hàng?
  • Vấn đề: Thương hiệu của bạn giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?
  • Đối thủ cạnh tranh: Ai là những đối thủ cạnh tranh chính của bạn và điểm khác biệt của bạn là gì?

Bước này giúp bạn thực tế hóa về thương hiệu trên thị trường hiện tại và bạn đang ở đâu trong đấy.

2. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Mỗi một sản phẩm hay thương hiệu sẽ nhắm tới một nhóm khách hàng cụ thể, việc xác định được persona sẽ giúp bạn đánh giá được tiềm năng của thị trường. Ngoài ra, Persona còn giúp bạn xác định được những khách hàng tiềm năng, để xác định được xác định được tốt nhất hãy trả lời những câu hỏi sau

  • Nhân khẩu học
  • Điều mà khách hàng quan tâm là gì?
  • Những gì họ mong muốn khi mua sản phẩm/ dịch vụ?

3. Xây dựng câu chuyện để bán hàng

Bạn có thể xem thương hiệu của mình như một nhân vật chính trong một câu chuyện hấp dẫn. Khi kể câu chuyện đó, bạn không chỉ truyền tải thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà còn tạo ra một kết nối cảm xúc sâu sắc với khách hàng.Một câu chuyện thương hiệu hiệu quả cần có:

  • Nhân vật: Đó chính là thương hiệu của bạn. Bạn cần định hình rõ nét tính cách, giá trị cốt lõi và những gì bạn muốn truyền tải.
  • Xung đột: Đây là vấn đề mà thương hiệu của bạn giải quyết cho khách hàng. Nó có thể là một nhu cầu, một mong muốn hoặc một nỗi lo lắng.
  • Cách giải quyết: Đây là cách mà thương hiệu của bạn giải quyết vấn đề đó. Đó là sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm mà bạn cung cấp.

4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Mọi cách tiếp cận để quảng cáo thương hiệu của đối thủ của bạn là cách tốt nhất mà họ có thể làm. Bạn có thể thu thập toàn bộ những kênh này và lựa chọn những kênh phù hợp nhất với mình.Tôi khá chắc chắn với bạn các kênh bạn nghĩ ra thì cũng được thử nghiệm bởi đối thủ của bạn, việc họ chỉ triển khai một vài kênh chứng tỏ kênh đó kênh đó rất hiệu quả. Bạn chỉ việc đem về nghiên cứu và áp dụng vào mô hình bên bạn.

5. Tạo ra các nguyên tắc thương hiệu

Khi bạn đã xác định rõ thương hiệu và đối tượng mục tiêu, việc tiếp theo là xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất và ấn tượng. Nguyên tắc thương hiệu sáng tạo chính là kim chỉ nam giúp bạn làm điều đó.Những nguyên tắc được đặt ra mà tôi thường thấy:

  • Logo: Biểu tượng đại diện cho thương hiệu, dễ nhận biết và gây ấn tượng mạnh.
  • Màu sắc: Tạo nên cá tính riêng biệt cho thương hiệu, gợi cảm xúc và liên tưởng.
  • Phông chữ: Tạo nên sự hài hòa và chuyên nghiệp cho các ấn phẩm của thương hiệu.
  • Tông giọng: Xây dựng cách thức giao tiếp nhất quán, phù hợp với hình ảnh thương hiệu.

Việc đặt ra nguyên tắc không phải để không mà còn là sự nhắc nhở bạn phải thống nhất sự xuất hiện của thương hiệu trên mọi kênh phải đồng nhất.

V. Kỹ năng cần có để chiến dịch Brand Marketing thành công

1. Biết phân tích đối thủ cạnh tranh

Để xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu quả, các nhà marketing cần có cái nhìn sâu sắc về các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bao gồm việc thu thập và phân tích mọi thông tin liên quan đến hoạt động quản trị thương hiệu của họ.Có ba loại đối thủ cạnh tranh chính mà bạn cần quan tâm:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự như bạn, cạnh tranh trực tiếp về thị phần. Ví dụ: các hãng xe như Honda, Mitsubishi, Toyota.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Mặc dù sản phẩm/dịch vụ khác nhau, nhưng đối thủ gián tiếp vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu của bạn. Ví dụ: Coca-Cola cạnh tranh gián tiếp với các cửa hàng cà phê như Starbucks.
  • Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức: Đây là những sản phẩm/dịch vụ mà người tiêu dùng có thể thay thế cho sản phẩm của bạn. Ví dụ: Thay vì mua vitamin để uống thì việc chơi thể thao và tắm nắng sẽ tốt hơn.

2. Định vị được thương hiệu

Định vị thương hiệu không chỉ là việc thu thập dữ liệu về đối thủ cạnh tranh mà còn là quá trình sáng tạo để tạo ra một thông điệp độc đáo và ấn tượng. Thông điệp này sẽ giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn giữa vô vàn sự lựa chọn.Ba yếu tố cốt lõi của định vị thương hiệu:

  • Đối tượng khách hàng: Xác định rõ ai là người bạn muốn tiếp cận để có thể truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất.
  • Giá trị cốt lõi: Điều gì làm cho thương hiệu của bạn khác biệt và đáng giá?
  • Tính cách thương hiệu: Thương hiệu của bạn sẽ nói chuyện với khách hàng như thế nào? Gần gũi, chuyên nghiệp hay sáng tạo?

3. Khả năng xây dựng chiến lược thương hiệu

Việc này sẽ đặt nặng vào kiến thức và kinh nghiệm của người lên chiến lược, Brand Marketing cần phải có một chiến lược tổng thể, chia thành các kế hoạch nhỏ nhắn hạn và các mục tiêu cần đạt được. Điều này giúp đảm bảo thương hiệu được phát triển đúng theo dự tính.

4. Quản lý thương hiệu

Việc xây dựng thương hiệu khó 1 phần thì quản lý được thương hiệu phải khó tới 10 phần. Những người triển khai quản lý thương hiệu sẽ cần phải nắm rõ được những thông tin về thương hiệu, quản lý và xử lý các vấn đề ảnh hưởng tới doanh nghiệp.Đồng thời, lúc nào cũng phải đặt ra câu hỏi bây giờ làm sao thì sẽ giúp thương hiệu được biết đến nhiều hơn? Các công việc đặc thù khi quản lý thương hiệu: 

  • Lựa chọn influencer để hợp tác quảng cáo
  • Hình ảnh cách xuất hiện của thương hiệu đã đủ tốt chưa?

5. Kiểm soát tiến trình dự án

Một người làm kinh doanh quảng cáo thành công cần cả sự sáng tạo và khả năng quản lý dự án tốt. Kỹ năng quản lý dự án và tư duy hệ thống logic là cần thiết để người làm marketing đảm bảo rằng một dự án xuyên suốt từ khâu lên kế hoạch đến khâu đánh giá kết quả.

VI. Case study về chiến lược Brand Marketing tốt nhất

1. Nike

Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm, Nike đã khéo léo biến mỗi đôi giày, mỗi bộ trang phục thành một câu chuyện đầy ý nghĩa.Từ những quảng cáo truyền hình xúc động đến những bài đăng trên mạng xã hội đầy cảm hứng, Nike luôn tìm cách kết nối với khách hàng ở một cấp độ sâu sắc hơn. Họ không chỉ bán sản phẩm, mà còn bán cả một phong cách sống, một tinh thần thể thao không ngừng vươn lên.

2. Apple

Apple không chỉ bán sản phẩm, mà còn bán trải nghiệm. Các cửa hàng Apple Store được thiết kế như những không gian trải nghiệm, nơi khách hàng có thể tự do khám phá và trải nghiệm sản phẩm. Apple luôn đi đầu trong việc tạo ra những sản phẩm đột phá, định hình xu hướng công nghệ.

3. McDonald's

Sự thành công của McDonald's cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một thương hiệu duy trì. McDonald's đã trở thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất trên thế giới bằng cách duy trì những giá trị cốt lõi và hình ảnh thương hiệu đặc trưng.Để xây dựng một thương hiệu thành công, hãy tập trung vào sự nhất quán. Thay vì liên tục thay đổi logo, màu sắc hay slogan, hãy xây dựng một nền tảng thương hiệu vững chắc và phát triển nó theo thời gian. Sự nhất quán sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu của bạn, từ đó tạo lòng trung thành và thúc đẩy doanh số.

4. LEGO

LEGO đã giúp trẻ em phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo thông qua các sản phẩm của mình. Tôi sẽ rất tiếc nếu không nhắc đến nó. LEGO tạo ra một cộng đồng người hâm mộ mạnh mẽ nơi những người thích làm việc cùng nhau.Do đó, những đứa trẻ đó vẫn thích gắn bó với món đồ chơi của mình khi chúng lớn lên. Lego cũng tận dụng các phim hoạt hình nổi tiếng để tạo ra các sản phẩm độc quyền được cộng đồng đón nhận tích cực.Tôi không biết mọi người như thế nào, nhưng với tôi - tường là một người từng bố với mấy bộ Lego thì đã thành thói quen khi gọi những miếng xếp hình với nhau là Lego thay vì tên đúng của nó.

FAQ - Giải đáp thắc mắc về Brand Marketing

1. Brand marketing executive là gì?

Brand Marketing Executive (Giám đốc Điều hành Thương hiệu) là vị trí quản lý cấp cao chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và phát triển hình ảnh thương hiệu của một công ty hoặc sản phẩm/dịch vụ cụ thể.

2. Brand Marketing Intern lương bao nhiêu?

Lương của Brand Marketing Intern sẽ từ 3 - 5 triệu.

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING