06 Feb

Bán hàng đa kênh hiện đang là xu hướng của thời đại thời đại 4.0. Người bán có thể phát triển dịch vụ/sản phẩm của mình đa dạng trên các kênh thông tin, mạng xã hội, website… Người mua cũng có trải nghiệm phong phú và nhiều cơ hội để tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ. Họ có thể mua ở bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm nào mà họ muốn. Vậy bán hàng đa kênh là gì? Lợi ích của loại hình này và bí quyết bán hàng hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

I. Bán hàng đa kênh là gì?

Bán hàng đa kênh (Multi-channel) là một chiếc lược bán hàng mà trong đó công ty tạo ra nhiêu kênh bán hàng khác nhau như cửa hàng truyền thống, website, apps, mạng xã hội, email, điện thoại… và tận dụng toàn bộ tiềm năng của các kênh này để khách hàng có thể tiếp cận đến sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp, thông qua nhiều phương tiện và phương pháp khác nhau.Để tiếp cận và tương tác với khách hàng trong mô hình bán hàng đa kênh, doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như quảng cáo, email, mạng xã hội và cửa hàng trực tiếp. Mỗi kênh hoạt động một cách riêng biệt và có thể sử dụng các thông điệp và chiến dịch tiếp thị khác nhau.

So sánh bán hàng đa kênh (multichannel) và bán hàng hợp kênh (omnichannel)

Cùng phân biệt omnichannel (bán lẻ hợp kênh) và multichannel (bán lẻ đa kênh) một cách tổng quan nhất qua bảng sau:

 Multi-channel (bán hàng đa kênh)Omni-channel (bán hàng hợp kênh)
Định nghĩaSử dụng nhiều kênh khác nhau để tương tác với khách hàngTích hợp và đồng bộ hóa nhiều kênh khác nhau để tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch và đồng bộ
Mục tiêuTập trung vào sản phẩm, tăng sự tiếp cận về sản phẩm với khách hàng qua các kênh bánTập trung vào trải nghiệm khách hàng liền mạch và đồng bộ giữa các kênh bán hàng
Tính nhất quánKhông đảm bảo tính nhất quán giữa các kênhTích hợp và đồng bộ hóa hoàn toàn các kênh bán hàng
Tương tácKhông đồng bộ, các kênh không liên kết với nhauTrải nghiệm khách hàng liền mạch, các kênh được đồng bộ hoàn toàn

II. Ưu và nhược điểm của bán hàng đa kênh là gì?

Mô hình bán hàng đa kênh (multi-channel) mang lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng: Phần mềm giúp doanh nghiệp mở rộng sự hiện diện trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cửa hàng truyền thống, trang thương mại điện tử, mạng xã hội và ứng dụng di động. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận và thu hút một loạt đối tượng khách hàng đa dạng.
  • Cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn: Mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khác nhau giúp họ dễ dàng tìm thấy sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Khách hàng có thể đặt hàng ở Facebook, website hoặc Shopee… 
  • Tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận: doanh nghiệp có thể bán sản phẩm qua nhiều nền tảng khác nhau như cửa hàng truyền thống, trang web và mạng xã hội. Điều này giúp tối ưu hóa doanh thu từ mỗi kênh. Khi doanh số tăng, lợi nhuận cũng sẽ cải thiện, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và nâng cao dịch vụ khách hàng.
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh: Bằng việc sử dụng nhiều kênh, doanh nghiệp có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng tốt hơn so với các đối thủ chỉ hoạt động trên một hoặc hai kênh.

Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình bán hàng đa kênh vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:

  • Không hiệu quả cho việc quản lý hàng hóa và quản lý kho: Mô hình bán hàng đa kênh có thể không hiệu quả trong việc quản lý hàng hóa và kho nếu không được thực hiện đồng bộ. Khi các kênh bán hàng không liên kết chặt chẽ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi số lượng hàng hóa và cập nhật thông tin tồn kho, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hoặc thừa hàng.
  • Gây ra sự cạnh tranh giữa các kênh bán hàng: khi doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau, có thể xảy ra xung đột về lợi ích giữa các kênh đó. Khi các kênh cạnh tranh lẫn nhau để thu hút khách hàng, điều này có thể dẫn đến sự giảm sút doanh thu cho một số kênh. 
  • Sự không đồng nhất trong trải nghiệm khách hàng: Khi doanh nghiệp sử dụng bán hàng đa kênh mà không có sự phối hợp chặt chẽ, điều này có thể dẫn đến sự không đồng nhất trong trải nghiệm khách hàng. Khách hàng có thể gặp phải những khác biệt về giá cả, chính sách hoàn trả hoặc dịch vụ hỗ trợ giữa các kênh, gây ra sự nhầm lẫn và không hài lòng. Tình trạng này không chỉ làm giảm lòng tin mà còn ảnh hưởng đến sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Để giải quyết các vấn đề còn hạn chế, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh. Phần mềm này giúp đồng bộ hóa thông tin và quy trình trên tất cả các kênh bán hàng, đảm bảo khách hàng có được trải nghiệm mua sắm nhất quán. Ngoài ra, chúng còn cung cấp công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất từng kênh, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kịp thời và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

III. Quy trình bán hàng đa kênh cho mọi doanh nghiệp tại Việt Nam

Bước 1: Lựa chọn phân khúc khách hàng

Bạn có thể chia khách hàng của mình thành nhiều nhóm, và điều quan trọng là chọn nhóm nào phù hợp nhất với công ty của bạn. Để cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ, phân khúc khách hàng giúp bạn nhận diện các nhóm khách hàng cụ thể trong tệp khách hàng. Ngoài ra, phân khúc khách hàng giúp công ty của bạn phát triển các kế hoạch tiếp cận tốt hơn cho từng nhóm, thay vì sử dụng một cách tiếp cận chung cho tất cả. Một số yếu tố bạn có thể xem xét khi phân khúc khách hàng bao gồm: 

  • Thu nhập
  • Vị trí địa lý 
  • Độ tuổi
  • Nghề nghiệp
  • Thói quen, hành vi mua sắm

Khi đã xác định rõ các nhóm này, bạn có thể tối ưu hóa cách tiếp cận của mình cho từng phân khúc.

Bước 2: Xác định kênh mà mỗi phân khúc khách hàng sử dụng

Điều quan trọng là phải hiểu cách khách hàng hành động với bất kỳ sản phẩm và phân khúc khách hàng nào. Để tiếp cận họ đúng lúc và đúng nơi, bạn cần biết những gì họ thường tìm kiếm khi mua sắm, nơi mua sắm và lý do khiến họ đưa ra quyết định.

Để xác định kênh nào của bạn kiếm được nhiều tiền nhất, hiệu quả nhất hoặc thu hút nhiều khách hàng mới, hãy dùng phân tích. Sau đó, tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất trên các kênh đó và đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt.Ví dụ: khách hàng muốn mua một chiếc xe máy. Có nhiều nơi để họ tìm kiếm thông tin, tùy vào loại xe họ muốn.

  • Còn nếu họ đang tìm một chiếc mô tô phân khối lớn, họ có thể đến showroom chính hãng hoặc tham gia các sự kiện offline để trải nghiệm trực tiếp.
  • Nếu họ muốn một chiếc xe giá rẻ, tiết kiệm xăng để đi lại hàng ngày, họ có thể tìm trên Facebook Marketplace hoặc các hội nhóm xe cũ trên Zalo.
  • Nếu họ quan tâm đến các mẫu xe tay ga thời trang, họ có thể xem review trên YouTube hoặc lướt Instagram, TikTok để cập nhật các mẫu hot.

Bước 3: Tạo nội dung và chiến lược bán hàng

Đây là một bước quan trọng trong quá trình phát triển mô hình bán hàng đa kênh, giúp công ty thu hút và giữ chân khách hàng. Trong tất cả các kênh bán hàng, từ quảng cáo trên mạng xã hội đến mô tả sản phẩm trên website, nội dung phải phù hợp và nhất quán.Doanh nghiệp nên xây dựng một chiến lược rõ ràng, xác định mục tiêu, đối tượng và thông điệp cần truyền tải để tăng cường nhận diện thương hiệu. Việc tối ưu hóa nội dung cho SEO bằng AI cũng giúp tăng cường khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Bước 4: Theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất

Việc theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn như doanh số, lượng truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi, và phản hồi của khách hàng. Dựa trên các dữ liệu này, doanh nghiệp có thể xác định những điểm mạnh và yếu của từng kênh, từ đó tối ưu hóa các yếu tố như giá bán, quảng cáo, và quy trình vận hành. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất bán hàng đa kênh mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng cường tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Bước 5: Phản hồi và cải tiến

Phản hồi và cải tiến là quá trình lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải thiện hàng hóa và dịch vụ. Công ty thu thập ý kiến về trải nghiệm mua sắm để thay đổi và cải thiện những điểm chưa tốt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Liên tục cải tiến dựa trên phản hồi giúp công ty giữ chân và bán hàng đa kênh.

IV. Cách bán hàng đa kênh đạt hiệu quả tốt

Bán hàng đa kênh dựa trên rất nhiều tiêu chí. Cách bán hàng đa kênh đạt hiệu quả cần có chiến lược khoa học, nghiên cứu tốt tâm lý của khách hàng và thay đổi kịp với thị hiếu. Để có một chiến lược bán hàng đa kênh hiệu quả bạn nên chú trọng đến các vấn đề này:

1. Khách hàng là trung tâm

Phục vụ khách hàng hoặc bán hàng đa kênh nào cũng phải tập trung vào khách hàng. Dịch vụ của bạn phải dựa trên sự hài lòng của khách hàng. Trải nghiệm của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một doanh nghiệp.

Người bán hàng phải hiểu rõ mong muốn và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. từ đó cung cấp và cải tiến sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Với bán hàng đa kênh, bạn sẽ có lợi thế trong việc phân tích hành vi và thao tác tìm kiếm của khách hàng để hiểu sở thích và nhu cầu của của khách hàng sẽ đơn giản hơn.

2. Sử dụng các nền tảng công nghệ

Phát triển bán hàng đa kênh dựa trên công nghệ. Phần mềm bán hàng đa kênh có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu và giảm chi phí quảng cáo. Ngoài ra, quản lý bán hàng sẽ dễ dàng hơn. Tất cả các kênh bán hàng sẽ hợp tác với nhau để cung cấp chăm sóc khách hàng tốt hơn thông qua phân tích, bán hàng và trả lời.

3. Phân tích các phân khúc khách hàng

Mỗi độ tuổi khách hàng, tính cách, thu nhập, địa vị xã hội sẽ cần đến những mặt hàng khác nhau. Bạn nên dùng tháp nhu cầu Maslow hoặc các phần mềm phân tích phân khúc khách hàng để chia các nguồn khách hàng của mình thành những đối tượng khác nhau. Bạn sẽ có những quảng cáo, câu từ và chọn các kênh bán hàng phù hợp hơn.

4. Cá nhân hoá

Khi bán hàng đa kênh, hãy tập trung vào đúng đối tượng người tiêu dùng. Khách hàng không thích sự chung chung. Họ luôn tìm ra những gì tôi cần. Khách hàng của bạn thường sử dụng kênh nào, mặt hàng mà họ muốn mua và thời điểm họ thường truy cập internet. Khi bán hàng đa kênh, hãy tìm hiểu về những vấn đề này.

5. Đừng quá cầu toàn

Đừng quá cầu toàn và phủ sóng hết mọi kênh bán hàng online của bạn. Hãy chọn những kênh thích hợp với mặt hàng của bạn để quảng cáo trước.

6. Điều chỉnh chiến lược bán hàng phù hợp với từng thời điểm

Mỗi thời điểm, mỗi sự kiện, xu hướng phát triển xã hội sẽ cần đến những mặt hàng khác nhau. Bạn phải nắm bắt được sự nhạy bén này và đưa ra những mặt hàng phù hợp. Khi thời cơ đến chúng sẽ quyết định sự thành công cao hơn.

7. Không nên ôm đồm quá nhiều

Một số lượng lớn hàng hóa đã bị hủy bỏ, quá nhiều kênh đã được bán, hoạt động rộng rãi và mong muốn nhanh chóng phủ sóng thương hiệu. Nhiều người đã phạm sai lầm. Hãy sử dụng những thành công mà bạn đã đạt được để phát triển quy mô bán hàng đa kênh.

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING